Khám phá ăng-ten nào phù hợp với dự án của bạn là một bước thiết yếu để đảm bảo ứng dụng của bạn đáp ứng kết quả mong muốn. Sẽ có nhiều đặc điểm ăng-ten bạn cần xem xét bao gồm cả việc bạn muốn ăng-ten trường gần (Near-Field) hay trường xa (Far-Field). Trong bài viết này, chúng tôi muốn giải thích khi nào nên chọn trường gần và cách tạo vùng đọc tiếp xúc gần thực sự phù hợp.
Tại sao chọn công nghệ trường gần (Near-Field):
Ăng ten trường gần RAIN thường được khuyến nghị cho các trường hợp sử dụng theo dõi kim loại hoặc chất lỏng (thường rất khó theo dõi). Trường điện từ trường xa (Far-field electromagnetic fields) được hấp thụ bởi các tài sản lỏng như dược phẩm, dầu gội hoặc xà phòng, trong khi từ trường của trường gần ( the near-field’s magnetic field) không chịu sự hấp thụ bởi sóng RF
Anten trường gần cũng là một lựa chọn ưu tiên để tạo các vùng đọc rất xác định để hạn chế các lần đọc đi lệch lạc. Tuy nhiên, trái ngược với các công nghệ trường gần (NF) khác, chẳng hạn như NFC, vùng sóng trường gần RAIN không bị giới hạn ở bề mặt ăng-ten và có thể đọc ở khoảng cách xa hơn (chúng tôi xin tách bài tìm hiểu thêm về NFC so với RAIN NF ở bài tiếp theo). Trường gần RAIN được thiết kế để cung cấp phạm vi vùng đọc rộng hơn để phù hợp với các yêu cầu cụ thể.
Trường gần (Near-Field) so với trường xa (Far-Field):
Khái niệm về trường gần và trường xa đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng RAIN RFID. Khi ăng-ten đầu đọc được cấp năng lượng bởi đầu đọc RFID, ăng-ten truyền sóng điện từ vào không gian trống. Phụ thuộc vào nơi sóng di chuyển trong không gian trống này và khoảng cách chúng truyền đi từ ăng ten phát, chúng sẽ được phân loại là trường gần hoặc trường xa. Thẻ UHF RAIN có thể được cung cấp năng lượng bởi các trường điện từ trường xa hoặc bởi các từ trường điện từ trường gần.
Các sóng điện từ là sự kết hợp của các trường điện (E) và từ trường (H) trực giao và cùng pha với nhau. Các trường điện từ khác nhau như là một hàm của khoảng cách từ anten phát. Điều này được phân loại phổ biến là khu vực từ trường gần (near-field region) và khu vực từ trường xa (near-field region).
Trường gần (Near-Field):
Vùng trường gần là vùng bên cạnh ăng-ten và có thể được phân loại thành trường gần phản ứng và trường gần bức xạ. Các ứng dụng trường gần được sử dụng để đọc thẻ gần và có chùm tia hẹp hơn để tập trung vào các khu vực cụ thể.
Trường gần phản ứng (Reactive Near-Field:): Vùng này nằm ngay bên cạnh ăng-ten. Vùng này phản ứng như trường E và trường H lệch pha nhau 90 °. Lan truyền không xảy ra trong khu vực này vì các trường E và H không cùng pha.
Trường gần phóng xạ (Radiative Near-Field): Đây là khu vực giữa trường gần và trường xa. Vùng chuyển tiếp này còn được gọi là vùng ‘Fresnel. Bức xạ bắt đầu xảy ra ở khu vực này, nhưng nó vẫn chưa trưởng thành. Mẫu bức xạ của ăng ten sẽ thay đổi theo khoảng cách trong khu vực này.
Trường xa (Far-Field):
Trong khu vực này, các trường E và trường H là trực giao với nhau và cùng pha. Sóng điện từ lan truyền trong vùng này và có thể thu được một mẫu bức xạ ăng ten có ý nghĩa ở vùng này.
Phạm vi tiếp cận của các vùng trường gần RAIN liên quan đến mức tăng của anten và sẽ tăng hoặc giảm với đầu vào công suất của đầu đọc. Tuy nhiên, do thiết kế tuyệt vời của ăng-ten Times-7 True Near-Field, chúng có mức tăng rất thấp chỉ với một vài thành phần trường xa. Do đó, dẫn đến một từ trường mạnh và phân bố năng lượng đồng đều trên bề mặt của ăng ten, không hiển thị vùng chết.
Tham khảo các loại ăng ten RAIN RFID Near-Fiel tại: Link