Câu hỏi số 1: Làm thế nào để biết đâu là hệ thống RFID phù hợp với ứng dụng của tôi?
Trả lời: Có một số bước cần thiết để trả lời câu hỏi này:
Xác định vấn đề của doanh nghiệp
Trước khi cân nhắc việc RFID sẽ là một giải pháp tiềm năng, công ty phải có bước tìm kiếm để hiểu về vấn đề của họ. Vấn đề đôi khi chỉ đơn giản là “Tôi không thể tìm thấy hàng hoá của mình khi tôi cần chúng”, tuy nhiên, việc chỉ ra gốc rễ vấn đề và cân nhắc tất cả những vấn đề liên quan là bước rất quan trọng đầu tiên. Xác định vấn đề tốt sẽ đưa chúng ta đến những cách xác định giải pháp đúng đắn, điều này bao gồm tất cả những mục tiêu mà công ty đang mong muốn đạt được. Khi xác định được vấn đề một cách cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng khoanh vùng và giải quyết chúng, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực, và cũng dễ dàng trong việc xác định rằng liệu RFID có là một phần cần thiết cho giải pháp hay không.
Hoàn thành việc thử nghiệm RFID nội bộ (hoặc thuê một chuyên gia RFID để hoàn thành một bản khảo sát tại chỗ)
Tất cả các thiết bị đều có những điểm khác nhau, đặc biệt là khi cân nhắc về môi trường của nhà máy, điều đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống RFID. Thông qua việc kiểm tra đơn lẻ hoặc phân tích với chuyên gia RFID để đưa ra bản khảo sát tại chỗ, mỗi một vùng đọc tiềm năng đều nên được kiểm tra để xác định được các điểm sau:
– Những khó khăn tồn tại nào không cần thiết phải khắc phục khi hệ thống RFID được vận hành?
– Những loại đầu đọc, thẻ và ăng-ten đặc biệt nào là cần thiết để đạt được mục tiêu của công ty?
– Có quy trình nào cần được thay đổi để đảm bảo rằng thẻ RFID có thể đọc hay không?
Lập ra một tình huống cho doanh nghiệp (ví dụ như xác định chi phí cho một giải pháp RFID và hoàn thành bản định giá ROI) (ROI là tỉ lệ lợi nhuận bạn thu được so với chi phí đầu tư)
Sau khi xác định được rằng vấn đề của doanh nghiệp đã được giải quyết, lập những mục tiêu liên quan và thông quả bản khảo sát tại chỗ, công ty có thể có đủ những thông tin để đánh giá rằng thực sự hệ thống sẽ tốn chi phí là bao nhiêu. Cho dù là chi phí tự phát sinh hay mua ngoài từ bên thứ 3, chi phí nên được tính toán trên tất cả những phần cứng, phần mềm cần thiết, sự lắp đặt, hỗ trợ cũng như các dịch vụ liên quan có thể cần trong quá trình chuẩn bị cho hệ thống và khi hệ thống hoạt động (ví dụ như việc chạy mạng, sự tiêu hao năng lượng hay lắp đặt cột cáp để bảo vể thiết bị,vvv). Cần có sự chú ý đặc biệt dành cho chi phí chuẩn bị ban đầu và những chí phí phát sinh về sau (ví dụ như dành cho thẻ RFID, sự hỗ trợ hàng năm) khi tính toán tất cả chí phí cho việc phân tích ROI.
Từ đó, công ty có thể hoàn thành bản báo cáo ROI, cân nhắc hiệu quả chi phí thực hiện hệ thống so với lợi tức kỳ vọng dự kiến đầu tư (giả sử hệ thống cho trước sẽ đạt được các mục tiêu đã xác định trước).
Xác định tính khả thi
Có 2 lý do chính mà RFID có thể không phù hợp cho một ứng dụng cụ thể:
1. Tính khả khi của ứng dụng – từ môi trường hoặc tác động vật lý tại điểm đặt hệ thống có thể khiến RFID không thể triển khai được, điều này có thể khiến cho những thẻ đọc RFID không hoạt động tốt để đáp ứng mục đích của công ty.
2. Tính khả thi của chi phí/ROI – RFID có thể hoạt động rất tốt với ứng dụng nhưng ROI không đủ để thực hiện công nghệ
Câu hỏi số 2: Có khi nào RFID bất chợt không hoạt động hay không?
Trả lời: Có, không phải là RFID có thể đáp ứng tất cả các ứng dụng. Ứng dụng phải có tính khả khi từ điều kiện môi trường cũng như chi phí. Ví dụ như nếu nhiệt độ và áp suất có thể phá huỷ thẻ RFID hoặc chi phí của RFID vượt quá giá trị đã được tính toán từ trước thì RFID không thể hoạt động. Tốt nhất là nên chỉ ra tất cả các trường hợp trong quá trình phân tích doanh nghiệp và phạm vi thực hiện.
Câu hỏi số 3: Chi phí cho một hệ thống RFID là bao nhiêu?
Trả lời: Bởi vì hệ thống RFID có thể bị ảnh hưởng rõ rệt trong kích thước từ một đầu đọc và một vài thẻ đọc cho tới hàng trăm đầu đọc, ăng-ten và hàng trăm thẻ đọc, không có một chi phí nào là cụ thể (hay một khoảng chi phí cụ thể) có thể xác định mà không cần phân tích. Để có thể ước lượng được chi phí cho một hệ thống xác định, cân nhắc cả chi phí hiện tại và chi phí phát sinh là rất quan trọng.
Có 2 loại chi phí khác nhau cho bất kỳ một hệ thống RFID nào đó là chi phí bắt đầu (hiện tại) và chi phí định kỳ (phát sinh). Chi phí bắt đầu có thể xác định dựa trên số tiền bỏ ra để chuẩn bị cho hệ thống, chạy hệ thống và tích hợp hệ thống với xác hệ thống liên quan khác. Còn chi phí định kỳ là chi phí sẽ phát sinh hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.
Một số ví dụ về chi phí bắt đầu như sau:
– Phần cứng của RFID – Đầu đọc, ăng ten, cáp, vvv.
– Thẻ RFID – Thẻ có thể tái sử dụng để dùng trong quá trình sửa chữa hoặc thẻ dùng một lần
– Phần mềm – Chi phí cho phát triển khách hàng và/hoặc chi phí cho giấy phép vận hành ban đầu.
– Dịch vụ – Dịch vụ lắp đặt và kiểm tra/chỉnh sửa.
Một số ví dụ về chi phí định kỳ như sau:
– Chi phí hỗ trợ – Cho những hỗ trợ bổ sung cho thời gian bảo trì hệ thống.
– Phần mềm – Phí bảo trì hàng năm
– Những linh kiện phụ trợ – Thẻ RFID (nếu chúng không thể tái sử dụng), ruy-băng in,vvv.
Câu hỏi số 4: Có thể chạy thử RFID trước khi cài nó vào hệ thống hoàn chỉnh hay không?
Trả lời: Có, những bộ phụ tùng RFID và những bộ thẻ RFID mẫu là một cách hay để chạy thử RFID và xem liệu chúng có chạy tốt với ứng dụng hay không. Để hoàn thành cả một giải pháp RFID thì rất đắt đỏ, vì vậy bắt đầu từ những cái nhỏ và đánh giá là cách tốt nhất trước khi đầu tư một khoản tiền lớn.
Bộ phụ tùng bao gồm những thiết bị RFID cơ bản cần có thể lắp đặt và kiểm định hệ thống RFID. Hầu hết các bộ phụ tùng đều có một đầu đọc; một hoặc nhiều ăng-ten; một số thẻ mẫu; một chương trình đọc, mã hoá và kiểm tra thẻ cũng như gài thẻ cho đầu đọc của SDK (ví dụ như bộ phụ tùng phần mềm có tài liệu, tài khoản API và một số mã mẫu).
Bộ thẻ RFID mẫu cung cấp một cách tiết kiệm để kiểm định sự khác nhau của các thẻ RFID và tìm ra sự phù hợp cho mỗi ứng dụng. Thử nghiệm nhiều loại thẻ với nhiều loại kích cỡ là điều quan trong và cần thiết để đảm bảo hiệu suất tối ưu cho hệ thống RFID.
Câu hỏi số 5: Những thiết bị cần cho một hệ thống hoàn chỉnh là gì?
Trả lời: Hầu hết các hệ thống RFID đều bao gồm những phần cơ bản như nhau:
– Đầu đọc – Đầu đọc trong RFID được coi là “bộ não” của hệ thống và cần thiết cho bất kỳ chức năng nào của hệ thống. Đầu đọc còn được gọi là đầu mã hoá, là một thiết bị truyền và nhận sóng radio để liên lạc với thẻ RFID.
– Ăng-ten – Ăng-ten RFID là một phận rất quan trọng trong bất kỳ một hệ thống nào, tuy nhiên, chúng lại là “thiết bị ngu ngốc” vì sử dụng năng lượng từ đầu đọc để sản sinh ra vùng RF cho phép đầu đọc truyền và nhận tín hiệu từ thẻ RFID.
– Thẻ – Thẻ RFID trong dạng đơn giản nhất được chia thành 2 phần – phần ăng-ten để truyền và nhận tín hiệu, và con chip RFID (hay những đoạn mạch phức tạp) chứa ID thẻ và những thông tin khác.
– Phần mềm – Phần mềm cũng là một trong những phần quan trọng trong hệ thống RFID. Phần mềm cho phép đầu đọc vận hành và liên lạc với thẻ RFID, dữ liệu thu thập được trong từ thẻ đọc sẽ được hiển thị, gửi đi, lưu trữ, vvv, vì vậy người dùng có thể dùng các lệnh để đặt hành động hoặc cài bộ khởi động ngoài để vận hành chương trình. Phần mềm đơn giản hay phức tạp là phụ thuộc vào mỗi ứng dụng.
Bên cạnh những phần cơ bản, một số hệ thống còn cần các phần phụ như đèn chùm, bộ cảm ứng chuyển động và các thiết bị GPIO khác. Số lượng phần cứng và phần mềm cần thiết cũng phụ thuộc vào nhu cầu của từng hệ thống.