Máy in mã hoá RFID được sử dụng để in nhãn lên các ứng dụng nhằm để hiện quyền sở hữu sản phấm. Máy in không chỉ in mã vạch lên trên sản phẩm mà còn ghi lại thông tin mã sản phẩm vào trong con chip RFID.
Các máy in RFID trong hệ thống RFID tự động thường tận dụng các điểm in hiện có trong dây chuyền sản xuất hoặc phân phối. Bởi vì nhiều hệ thống Auto-ID hiện tại đều sử dụng mã vạch nên việc chuyển đổi sang các hệ thống RFID sẽ là một thay đổi tốn kém chi phí. Bước đầu tiên trong việc cho phép in mã vạch và các điểm ứng dụng mã vạch hiện tại của bạn bằng RFID là sở hữu được các máy có khả năng in nhãn RFID.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN ĐÚNG MÁY IN MÃ HOÁ?
Dưới đây là một vài tiêu chuẩn:
Khối lượng in và tốc độ – Có rất nhiều máy in mã hoá trên thị trường và chúng khác nhau ở chỗ chúng có thể in và mã hoá nhanh đến đâu và còn là khối lượng in mà chúng có thể đáp ứng như thế nào. Những chiếc máy in công nghiệp sẽ có tốc độ nhanh hơn và sẽ bền hơn vì vậy sẽ in được nhiều mã hơn trong quá trình vận hành, điều mà không thể thực hiện được bằng máy tính bình thường hay máy in xách tay.
Độ phân giải của máy in – Độ phân giải của máy in sẽ là điều quan trọng trong hoàn cảnh khi phải in nhãn phức tạp hơn và yêu cần độ phân giải cao hơn, ví dụ như khi in logo hay các biểu tượng. Độ phân giải của các máy in thường rơi vào khoảng 200-600 dpi nhưng bạn cũng có thể tìm thấy những chiếc máy có độ phân giải cao hơn hoặc thấp hơn. Thông thường 200 dpi là đủ cho việc in như là in kí tự hoặc mã vạch.
Phương pháp in – Có 2 phương pháp in
– In truyền nhiệt, là cách sử dụng nhiệt để truyền mực từ một dải ruy-băng riêng biệt đến nhãn. Phương pháp này dành cho ứng dụng lâu dài, nơi mà các nhãn dán có vòng đời dài hơn trong chuỗi cung ứng thì máy in truyền nhiệt nên được sử dụng vì những nhãn dán này không bị phai mờ đi bởi ánh sáng mặt trời hay nhiệt. Những chiếc máy in này sẽ được in với DPI hoặc độ phân giải cao hơn.
– In nhiệt trực tiếp là phương pháp được sử dụng như kiểu có một dạng nguyên liệu nhãn dán đặc biệt chuyển sang màu đen khi bị nung nóng. Những ưu điểm của phương pháp in nhiệt trực tiếp này là có thiết kế đơn giản hơn do đó dễ dàng tải các phương tiện, không cần ruy-băng và sễ dàng bảo dưỡng cho máy in do nó có ít những linh kiện dễ bị hỏng. Tuy nhiên, các nhãn này những có xu hướng đắt hơn và bị phai nhanh khi bị tác động bởi nhiệt.
Kích nhỡ nhãn – Hầu hết các loại máy in đều cho ra các nhãn dán có kích cỡ 4 inches, nhưng có một số máy in có thể in nhãn đến 6 inches, ví dụ như máy Zebra ZT420
Các sự kết nối mạng lưới – Bạn có thể kết nối các mạng lưới cho máy in của bạn như thế nào? Hầu hết các máy in đều có USD hay kết nối Ethernet, tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm Parallel, Wifi hay kết nối Bluetooth
Không gian– Bạn có bao nhiêu không gian cho máy in của bạn? Một số thiết bị như là máy in công nghiệp thì khá là to, tuy nhiên, những chiếc máy in bình thường có thể có kích cỡ chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba. Bé nhất là những chiếc máy in xách tay và chúng có thể nhét trong ví hoặc thắt lưng.
Lựa chọn nhãn
Để sử dụng máy in RFID có khả năng in nhãn, trước hết bạn phải thực hiện một phân tích tình huống để xác định chính xác nhãn sản phẩm mà bạn dùng cho ứng dụng của mình
Phân tích tình huống
Phân tích tình huống sẽ bao gồm một đánh giá chi tiết về nội dung của gói và ảnh hưởng của nó đối với RF, nguyên liệu trọn gói và ảnh hướng của nó đối với RF, đặc điểm bề mặt bao gói để lựa chọn chất keo thích hợp, thiết kế bao bì, và cách để dán nhãn cho từng trường hợp và sản phẩm. Phần lớn các lựa chọn thẻ / nhãn sẽ phụ thuộc vào những gì bạn đang gắn thẻ và môi trường và để biết thêm thông tin về điều đó, hãy truy cập vào Tiêu chí để Chọn Thẻ RFID phù hợp.
Kích cỡ và chất dính
Nhãn sản phẩm nên đủ to để có thể trình bày hết tất cả những thông tin đã được in cũng như bất cứ những thông tin được yêu cầu thêm thêm khác dành cho nhãn RFID ở cuối của nhãn, ví dụ như logo EPC để chỉ ra sự sử dụng EPC trên nhãn sản phẩm.
Kích cỡ cũng nên phù hợp với hộp mà những chiếc nhãn được dán lên. Bạn phải cân nhắc tính tương hợp giữa chất keo dán với hộp, phương pháp để gắn nhãn, môi trường mà nhãn sẽ được vẩn chuyển cũng như những yêu cầu của keo dán nhãn
Chất lượng
Chất lượng là vô cùng quan trọng khi lựa chọn chất liệu làm nhãn. Thiết bị này phải được vận chuyển nguyên vẹn và có kết quả đáng tin cậy. Nếu chất lượng bị thay đổi đáng kể từ một phần của thiết bị sang phần tiếp theo hoặc thậm chí tệ hơn, từ thẻ này sang thẻ tiếp theo, thì nó sẽ khiến cho hệ thống bị thiếu hiệu quả. Có đủ thời gian và sự chú ý đến từng chi tiết trong việc chọn lựa những thiết bị đạt yêu cầu là tiêu chuẩn thành công cho bất kỳ một sự vận hành RFID nào.
Vị trí in trên nhãn
Nhãn RFID phải được căn thật chuẩn với vị trí râu mã hoá để có thể đọc hoặc ghi lại chúng. Vị trí này thay đổi từ máy in này sang máy in khác, cũng như là nhiều máy in sẽ có những vị trí râu khác nhau. Mỗi nhãn sẽ được nối với một loại máy in nhất định để thiết kế và đặt vị trí in trên nhãn nên phù hợp với các đặc tính được cung cấp bởi nhà sản xuất máy in. Nếu vị trí in không phù hợp với những đặc tính yêu cầu, bạn sẽ không thể sử dụng được chế độ mặc đinh và bạn phải chạy quá trình định cỡ để đảm bảo rằng máy in xác định được vị trí in. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều định dạng nhãn trong những thẻ thông minh bên dưới.
Các vấn đề có thể xảy ra
Nhãn câm
Bạn có thể xuất ra một nhãn câm. Điều này xảy ra khi một thẻ bên trong không thể đáp ứng được những định dạng tiêu chuẩn. Các nhãn câm có thể là mối quan tâm lớn cho nhà sản xuất cũng như người sử dụng.
Hầu hết các máy in mã hoá RFID có cách để kiểm chứng chức năng của các nhãn dán và ước chừng khi nào chúng có thể đem ra sử dụng. Những chiếc máy in này sẽ xác định sự phản hồi của nhãn và nếu nhãn không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra thì nhãn đó sẽ bị từ chối và sẽ có một biểu tượng đặc biệt được in trước nhãn, cho biết rằng không nên sử dụng nó. Chiếc máy in sau đó sẽ tiếp tục với chiếc nhãn phù hợp có sẵn tiếp theo trong dây truyền in.
ESD và xử lý nhãn
Một chiếc thẻ có nhãn thông minh chứa những thành phần điện tử phức tạp và phải được xử lý giống như khi bạn xử lý các thành phần máy tính. Cẩn thận để tránh những những tác nhân xả thải điện, nghiền nát, đổ và phơi bày với độ ẩm và nhiệt độ khắc nghiệt. Bạn phải cân nhắc tất cả những mặt đó khi chọn một nơi thích hợp để trưng bày và xử lý các quy trình trước khi bạn mua và sử dụng nhãn thông minh.
Mẹo: Hầu hết những chiếc máy in mã hoá RFID có chức năng xác nhận và phục hồi lỗi và cấu trúc lệnh để điều khiển máy in cũng tương tự như các máy in mã vạch hiện có, với việc bổ sung các lệnh điều khiển RFID để cho phép mã hoá và xác minh nhãn thông minh
Lựa chọn ruy-băng
Trong phương pháp in truyền nhiệt, bạn sẽ cần đến ruy-băng. Ruy-băng này có thể được làm từ sáp, là hỗn hợp của sáp và nhựa hoặc chỉ là nhựa. Ruy-băng sáp thì có giá rẻ hơn và in trên giấy tốt hơn, trong khi đó những chiếc ruy-băng bằng nhựa thì có giá thành cao hơn nhưng chúng lại phù hợp khi in trên giấy bóng kinh hay giấy lụa và chúng có khả năng chống xước cao hơn.
In bằng resin cũng nhẵn hơn và ngăn chặn được các tác nhân hoá học mạnh hơn ngược lại khi in bằng sáp thì chỉ chống lại được những chất hoá học nhẹ như là nước rửa kính. Hỗn hợp của sáp và resin phù hợp cho chất liệu như giấy và lụa, chống xước và chống chịu được với những chất hoá học vừa phải.
Ruy-băng cũng có nhiều độ rộng khác nhau, điều này phụ thuộc vào độ rộng bạn muốn in. Bạn nên mua ruy-băng có độ rộng phù hợp với độ rộng nhãn của bạn