Trang tin tức chuyên nghành về ứng dụng công nghệ rfid tại việt nam

3 điều cần biết về thẻ UHF RFID

14/02/2020 5:27 chiều

Kỹ thuật RFID hay còn gọi là kỹ thuật nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, có thể là một lĩnh vực khá mơ hồ cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu về loại công nghệ này. RFID có nhiều chủng loại khác nhau, tuy nhiên có một điểm khiến chúng ta dễ dàng nắm bắt, thấu hiểu được loại kỹ thuật này là hãy nhìn ngay vào dải tần số của chúng. Trong các điều kiện vật lý, tần số là số chu kỳ sóng toàn diện đi qua một điểm trong một giây; và bài viết này sẽ tập trung vào dải tần số siêu cao hay còn gọi là UHF, các hệ thống (433 MHz, 860-960 MHz); các hệ thống này được biết đến trong việc tạo ra các phạm vi đọc dài có liên quan tới các dải tần số đang hoạt động khác

Trong mỗi hệ thống RFID, có 4 thành phần cấu tạo cơ bản:
1. Đầu đọc RFID
2. Cáp
3. Ăng-ten
4. Thẻ RFID

Trong tất cả các thành phần cấu tạo này thì thẻ RFID là đa dạng nhất và có tác động đáng kể vào thành công chung của hệ thống. Từ các yếu tố như, phạm vi giá, phạm vi đọc, cách thức gắn, dán, … có thể khiến cho việc tìm kiếm thẻ tốt nhất cho công việc của bạn trở nên khó khăn hơn một chút; vì vậy, khi lựa chọn thẻ RFID đúng cho hệ thống của các bạn, chúng tôi đã xác định được một vài điểm khác biệt cốt lõi giữa các thẻ UHF.
Ba thành phần cấu tạo quan trọng khác nhau trong các thẻ RFID:

1. Loại IC

IC (Intergrated Circuit # memory: bộ nhớ) được xem là bộ não của thẻ RFID và lưu trữ thông tin duy nhất trên thẻ; một vài loại IC có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn các loại IC khác. Nói chung, hầu hết các thẻ UHF RFID đều tuân thủ tiêu chuẩn Class 1 Generation 2 (ISO 18000-6C) và sử dụng 96 bit của bộ nhớ để lưu trữ EPC (Electronic Product Code – mã điện tử của sản phẩm). Và nó cũng đủ khoảng trống để lưu trữ 24 ký tự thập lục phân (0 – 9, A – F); tuy nhiên, một vài thẻ có giá ở mức cao hơn, bởi chúng đã mở rộng thêm bộ nhớ sử dụng để lưu trữ nhiều thông tin hơn trên thẻ RFID.

2. Ăng-ten

Cho các mục đích chung, kích thước ăng-ten nội bộ của thẻ sẽ là một chỉ số mạnh mẽ cho phạm vi đọc của thẻ; các thẻ RFID nhỏ bao gồm các ăng-ten nhỏ thì có các phạm vi đọc ngắn hơn, trong khi các thẻ RFID lớn (với các ăng-ten lớn hơn) sẽ có các phạm vi đọc dài hơn. Thêm vào đó, các ăng-ten RFID có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xung quanh chúng; nước và kim loại hấp thụ và bức xạ lại nguồn năng lượng RF một cách tương đối, và việc hoạt động trong môi trường như vậy có thể làm giảm hiệu suất của hệ thống RFID (phạm vi đọc và tốc độ đọc); tuy nhiên, các đặc tính của kim loại lại có thể được sử dụng như một thế lợi nếu chúng ta sử dụng đúng thẻ tag.
Trên các thẻ RFID kim loại có mặt sau được thiết kế đặc biệt, tác động vào môi trường kim loại xung quanh chúng để khai thác nguồn năng lượng bức xạ và gia tăng các phạm vi đọc. Phía sau các thẻ không nhạy cảm có chất liệu xốp bao quanh ăng-ten, bởi vậy chúng có thể được đặt cả trên kim loại, hoặc gỡ xuống khỏi kim loại. Thêm một yếu tố nữa có liên quan đến các ăng-ten của thẻ gây ảnh hưởng đến việc chúng hoạt động như thế nào trong một hệ thống RFID chính là số lưỡng cực mà thẻ đó chứa. Nói ngắn gọn, một thẻ RFID lưỡng cực kép sẽ có thể đọc từ nhiều hướng hơn, nơi mà như một thẻ RFID lượng cực đơn có thể cần được đọc trong một hướng bị kiểm soát nhiều hơn.

3. Khuôn

Khi đề cập đến khuôn, có nghĩa là chúng tôi đang nói tới các yếu tố về hình thức vật lý của thẻ RFID; tùy thuộc vào từng ứng dụng, các thẻ RFID có đa dạng các hình dạng và kích thước khác nhau.
Phần cơ bản nhất của một thẻ RFID chính là vi mạch RFID. Loại vi mạch này cung cấp chức năng RF của bất cứ thẻ RFID nào, tuy nhiên chúng phải có IC và ăng-ten. Các vi mạch có thể bị ẩm, cho biết chúng có chất dính trên các mặt sau của chúng, hoặc khô cũng đồng nghĩa với việc chúng không có chất dính nào. Yếu tố rắc rối, phức tạp tiếp theo chính là nhãn RFID; thậm chí nếu vi mạch RFID bị thiếu, thì nhãn vẫn sẽ bao gồm một mã vạch hoặc thông tin có thể đọc được về nhân lực; nhãn có thể là giấy hoặc chất liệu tổng hợp, tùy thuộc vào loại ứng dụng mà người dùng muốn sử dụng.

Cuối cùng, vi mạch RFID có thể được đặt trong một vài loại khuôn; đây là cách tốn kém chi phí và rắc rối nhất trong việc tháo, dỡ một thẻ RFID. Khuôn này có thể bảo vệ các vi mạch RFID khỏi các tác động từ nhiệt độ, nước hoặc các môi trường kim loại. Các khuôn đặc trưng cũng có thể tạo ra các lựa chọn về đồ phụ tùng, lắp ráp duy nhất chẳng hạn như dây điện, nhựa epoxy, bu-lông, ốc vít hoặc đinh tán

Tin khác