Việc lựa chọn một ăng-ten UHF RFID thụ động có thể là một công việc khá mơ hồ cho những ai mới sử dụng loại công nghệ RFID này. Các ăng-ten RFID thường có các đặc thù thể trạng gần giống nhau, bởi vậy những chi tiết kỹ thuật về công nghệ của chúng khá là căn bản. Khi chọn một ăng-ten RFID, có ba chi tiết kỹ thuật được xem là quan trọng nhất mà bạn cần lưu tâm đến là: dải tần số, Gain (hệ số)/Beamwidth(độ rộng chùm), và sự phân cực. Chúng ta sẽ bàn luận về các yếu tố này ở phần bên dưới để giúp bạn hiểu rõ hơn về các ăng-ten UHF RFID thụ động này.
Dải tần số
Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể trong việc xác định rõ các dải tần số UHF RFID được truyền trong quốc gia đó. Có ba loại dải tần số phổ biến nhất cho các ăng-ten UHF RFID là:
- 902-928 MHz (US/FCC)
- 865-868 MHz (EU/ETSI)
- 860-960 MHz (Global)
Khi chọn một ăng-ten RFID, bạn cần chắc chắn việc lựa chọn đúng dải tần số cho khu vực của bạn. Ví dụ, một ăng-ten được điều chỉnh trong phạm vi 865-868 MHz và sử dụng tại Hoa Kỳ sẽ vi phạm các quy định về việc sử dụng các thiết bị RFID tại Hoa Kỳ.
Gain/Beamwidth
Hệ số và độ rộng chùm được nhóm với nhau bởi chúng đều là các thành phần điện của một ăng-ten, và chúng rõ ràng có liên quan với nhau. Hệ số càng cao thì độ rộng chùm càng hẹp (nhỏ), hệ số cao sẽ tạo ra một khu vực bao trùm hẹp hơn, nhưng các tia sẽ di chuyển với một khoảng cách xa hơn. Hệ số và độ rộng chùm này tương tự với một chùm sáng. Xem biểu đồ phía dưới để nhận thấy sự khác biệt trong việc hệ số ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào tới độ rộng chùm của ăng-ten.
Độ rộng chùm được xác định bởi hệ số – Hệ số càng cao thì độ rộng chùm càng hẹp, hệ số càng thấp thì độ rộng chùm càng rộng
Hệ số và độ rộng chùm lý tưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào các ứng dụng cụ thể của bạn. Nếu bạn có nhiều thẻ khoảng cách ngắn, và có khả năng bạn không cần đến một ăng-ten với hệ số cao, thì việc sử dụng một ăng-ten với độ rộng chùm lớn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều với hệ số thấp vừa phải như đã được biểu thị trên hình ba bên trên.
Sự phân cực
Phần lớn các ăng-ten UHF RFID thụ động thuộc kiểu phân cực theo phương thẳng hoặc xoay vòng. Các ăng-ten phân cực xoay vòng truyền các sóng RF vào một chuyển động vòng quanh theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Khi các sóng xoay vòng theo chiều kim đồng hồ, ăng-ten lúc này trở thành ăng-ten xoay vòng từ phải sang trái (LHCP – Left-hand circularly polarized); còn khi các sóng xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ, ăng-ten lúc này trở thành ăng-ten xoay vòng từ trái sang phải (RHCP – Right-hand circularly polarized).
Khi bạn có một kết cấu nơi các ăng-ten hoạt động hướng về nhau, thì điều quan trọng bạn cần phải biết là bạn có một ăng-ten LHCP hay RHCP. Khi các ăng-ten hướng về nhau và nhả ra các sóng theo cùng một phương, thì các sóng ấy sẽ tạo thành các vùng không có hiệu lực và đó cũng chính là nơi mà hai bên gặp nhau. Việc bạn chọn LHCP và RHCP khi bạn có hai ăng-ten hướng vào nhau sẽ tạo ra một khu vực đọc hiệu quả hơn nếu sau đó bạn vẫn tiếp tục sử dụng hai ăng-ten LHCP.
Một điều ngoại lệ trong các nguyên tắc đã nêu ở trên là khi sử dụng hệ thống song địa tĩnh. Nếu bạn sử dụng một hệ thống song địa tĩnh trong việc sắp xếp cổng thông tin (các ăng-ten phải hướng vào nhau), thì ăng-ten mà thực hiện việc truyền sóng RF sẽ cần có sự phân cực giống như các ăng-ten tiếp nhận sóng RF. Bởi vậy, nếu một LHCP truyền sóng, ăng-ten nhận sóng RF sẽ cần phải xoay vòng từ phải sang trái cốt để nhận sóng một cách hiệu qủa nhất.
Nếu tất cả thẻ trong ứng dụng của bạn được đọc theo cùng một phương và cùng độ cao, thì việc sử dụng một ăng-ten phân cực theo phương thẳng có thể được xem là sự lựa chọn tốt nhất. Ưu điểm chính của các ăng-ten phân cực xoay vòng là chúng hoạt động tốt hơn trong các ứng dụng mà bạn không thể dự đoán vị trí đặt thẻ hoặc định hướng.
Để biết thêm thông tin về các chi tiết kỹ thuật ăng-ten, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại comment phía bên dưới.