Trang tin tức chuyên nghành về ứng dụng công nghệ rfid tại việt nam

Cách để kho hàng hoạt động hiệu quả

10/05/2021 3:10 chiều

Logistics là một dịch vụ hậu cần hàng tỉ đô. Đây là một phần rất quan trong trong công nghiệp vận tải nói riêng và nền công nghiệp 4.0 nói riêng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt khâu này và ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cũng như mất niềm tin khách hàng của họ .

Ở Việt Nam nói riêng ,dịch vụ logistics bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (so với con số 700 trước năm 2005) như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ , đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics… chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trừ các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, đa số các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa.Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải.. hoạt động giao nhận vận tải, logistics của nước ta đã có những bước phát triển cả về chất lẫn về lượng, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ, được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá qua chỉ số hoạt động (LPI) đứng thứ 53/155 nước nghiên cứu và đứng thứ 5 khu vực ASEAN (2012). Tốc độ phát triển của dịch vụ logistics đạt từ 16-20%/năm. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics còn thấp, chi phí logistics còn rất cao- tỉ lệ 20-25% so vớ i GDP của Việt Nam, trong khi của Trung Quốc là 17,8% và Singapore là 9% (2011). Sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ và tin tưởng. Đây là một trong những lý do làm cho dịch vụ logistics của chúng ta kém phát triển so với yêu cầu. Tỷ lệ thuê ngòai logistics còn rất thấp, từ 25-30%, trong khi của Trung Quốc là 63,3% (2010), Nhật bản và các nước Châu Âu , Mỹ trên 40%.

Ngoài nguyên nhân kể trên thì chưa tối ưu được nguồn lực cũng như chưa có phương pháp tối ưu được dây chuyền hệ thống logistics cũng là nỗi băn khoăn của doanh nghiệp nói chung. Vậy bài toán đặt ra là có một cách nào đó để giải quyết những vấn đề trên . Theo tôi đứng trên góc độ cá nhân thì mình cần xử lí những thứ ảnh hưởng trực tiếp , gốc rễ trước bao gồm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra

Video dưới đây là một minh họa cho một hệ thống kho tối ưu được áp dụng tại Mĩ. Bỏ qua vấn đề vốn thì tôi đánh giá đây là một hệ thống kết hợp với RFID (Nhận dạng qua tần số vô tuyến) và barcode (nhận dạng qua mã vạch ) rất phù hợp để giải quyết những vấn đề nêu trên


Một số doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và điều chỉnh phù hợp với môi trường làm việc của mình. Để trở thành con rồng Châu Á thứ 5 thì tôi nghĩ cần thay đổi từ những thứ nhỏ nhất của những vấn đề nhỏ nhất và lựa chọn trên cũng là mộ sự lựa chọn đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tin khác