Trang tin tức chuyên nghành về ứng dụng công nghệ rfid tại việt nam

Áp dụng công nghệ RFID trong ngành công nghiệp may mặc

01/03/2020 9:19 sáng

Trong những năm gần đây, thị trường ngày càng nhận được nhiều hơn các yêu cầu cho việc ứng dụng công nghệ RFID vào ngành công nghiệp may mặc. Vậy, tại sao các công ty thương hiệu may mặc ấy lại bắt đầu sử dụng công nghệ RFID vào trong công việc kinh doanh của họ? (Thực tế thì) có rất nhiều các lý do khác nhau cho việc tại sao họ lại sử dụng loại công nghệ này, và công nghệ chống trộm chính là một trong các lý do đó:

• Khi họ nhận được các loại hàng hóa từ các công ty OEM của họ tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-Kis-Tan, Việt Nam,… họ có thể nhanh chóng tính toán được lượng hàng hóa thực mà họ đã được nhận.

• Họ có thể sử dụng công nghệ RFID để kiểm tra nhà kho và công việc kiểm kê hàng hóa của họ trong khoảng thời gian thực.

• Họ có thể sử dụng công nghệ RFID để thực hiện việc vận chuyển nhanh chóng và chính xác tới các nhà phân phối của họ và các cửa hàng bán lẻ.

• Bằng việc sử dụng công nghệ RFID, họ có thể phòng ngừa các nhà phân phối của họ tại các khu vực khác nhau bán hàng hóa ra bên ngoài khu vực của họ….

So sánh với các cách thức truyền thống của việc quản lý thông qua việc kiểm tra và đọc mã vạch thủ công, công nghệ RFID thực hiện toàn bộ tiến trình từ các sản phẩm may mặc, việc kiểm tra chất lượng, kiểm kê hàng hóa, các công việc hậu cần, phân phối tới sản phẩm cung cấp nhiều tin tức và thông minh, cung cấp cho người sử dụng một kinh nghiệm hoàn hảo trong việc theo dõi và tìm dấu dữ liệu thời gian thực, cải thiện việc thực hiện công việc có hiệu quả, các lợi nhuận kinh doanh cũng như năng lực thị trường của họ.

Trong hướng dẫn tiếp sau đây, với hơn 6 năm kinh nghiệm và sự thấu hiểu về công nghệ RFID, chúng tôi sẽ bàn luận về cách công nghệ này sẽ được áp dụng như thế nào vào việc quản lý các sản phẩm may mặc, bao trùm chủ yếu các tiến trình sản xuất quần áo, trung tâm phân phối, nhà kho và việc vận chuyển tới các nhà phân phối và các shop bán lẻ.

Phần I: Nhà máy dệt may

01,02: Trong công đoạn sản xuất, nhìn chung các nhãn RFID sẽ được dán lên các hangtag (một loại thẻ nhỏ được gắn vào một sản phẩm đang được bán nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm ấy) ngay tại nhà máy sản xuất, khi một sản phẩm được hoàn thành. Trước khi đóng gói, các công nhân sẽ đọc nhãn dán RFID trên thẻ Hangtag với một Table Station, thực hiện việc lưu trữ dữ liệu vào hệ thống trong suốt tiến trình này.

Về việc sử dụng một đầu đọc RFID trong công đoạn sản xuất này, một vài người có thể thắc mắc rằng: Tại sao lại không phát triển đầu đọc trong hình dạng của một cái lồng, bởi vì như thế chúng ta có thể đọc được thông tin của một vài thùng đựng hàng trong cùng một thời gian; hay tại sao không để tất cả các thùng đựng hàng lên trên Table Station để đọc trong cùng một thời gian, bởi điều đó sẽ nhanh hơn, thay vì việc các công nhân phải đặt ba hoặc nhiều hơn các mặt hàng quần áo lên Table Station để đọc mỗi lần.

Vâng, để cấu tạo nên một đầu đọc có hình dạng như một cái lồng giúp cho việc đọc được nhiều hơn một khoảng thời gian thật sự là một ý tưởng tuyệt vời, tuy nhiên chúng tôi lại không nghĩ rằng đây là một việc đáng tin cậy. Và tất nhiên, bạn có lại có thể tiếp tục đặt ra câu hỏi: “Tại sao?”

Lấy một ví dụ, có tổng cộng 500 mặt hàng quần áo trong một vài thùng chứa hàng, và mỗi một loại mặt hàng quần áo ấy có một nhãn RFID trên thẻ Hangtag; trong khi đọc nhãn RFID, đầu đọc chỉ có thể đọc được 499 mặt hàng, bởi vậy có phải một nhãn RFID còn lại bị hỏng? Cứ giả sử rằng, công nhân này không biết chính xác về lượng quần áo có trong các thùng chứa hàng, và người đó sẽ tin rằng chỉ có tổng cộng 499 mặt hàng bên trong các thùng chứa hàng ấy, hoặc thậm chí người công nhân đó biết các thùng chứa hàng ấy được đóng gói với 500 mặt hàng, nhưng lại không biết nhãn RFID hỏng là ở thùng hàng nào, hay mặt hàng nào. Và, nếu các công nhân mở các thùng đựng hàng ra và kiểm tra vấn đề phát sinh bằng cách thủ công, thì đó quả thật là một công việc khó khăn.

Trong khi các công nhân sử dụng Table Station để đọc 3 hoặc nhiều hơn các nhãn hàng hóa quần áo trong một khoảng thời gian, họ thực tế có thể tự cảm nhận được có bao nhiêu mặt hàng quần áo họ đang cho vào các thùng đựng hàng. Và họ cũng có thể kiểm tra lượng hàng hóa ấy bằng việc quét dữ liệu được hiển thị trên màn hình Table Station; với cách này, chúng ta có thể kiểm tra chính xác dữ liệu và đảm bảo rằng dữ liệu đó là hoàn toàn đúng. Bởi vì dữ liệu được lưu trữ trong toàn bộ hệ thống lần đầu tiên được tạo ra trong quá trình này, cho nên chắc chắn sẽ không xuất hiện bất kì lỗi nào, nhằm đảm bảo tất cả dữ liệu là tin cậy trong các công đoạn về sau, và nó cũng có thể được theo dõi và lần dấu.

Thường thường, đi kèm một Table Station là một máy in từ Zebra, Sato ect. Khi các thùng chứa hàng đã được đóng gói hoàn tất, máy in sẽ in và mã hóa nhãn RFID khác với thông tin chính xác của các mặt hàng quần áo đã được đóng gói, và các công nhân sẽ dán nhãn RFID này lên các thùng chứa đồ.

Cho ví dụ: Nếu một thùng đựng hàng chứa 3 mặt hàng quần áo (size: 1S/1M/1L và tất cả chúng đều có màu xanh), thì hệ thống cũng sẽ in và mã hóa các thông tin tương tự (size: 1S/1M/1L và tất cả chúng đều có màu xanh) lên các nhãn RFID khác, và sau đó công nhân sẽ dán chúng lên trên thùng đựng hàng.

Nhìn chung, một nhà máy dệt may sẽ không xây dựng một nhà xưởng để tự lưu trữ các mặt hàng quần áo chất lượng tốt, mà thường thường các mặt hàng quần áo cuối cùng sẽ được chuyển đến trung tâm phân phối và lưu trữ tại đó, rồi sau đó gửi các mặt hàng quần áo ấy tới các shop bán lẻ khác nhau. Và cuối cùng, tất cả các thùng hàng đã được đóng gói cẩn thận sẽ được chuyển tới trung tâm phân phối.

Phần II. Trung tâm phân phối

1. Xưởng băng chuyền (Belt Conveyor Station)

03: Khi các thùng chứa hàng được vân chuyển tới trung tâm phân phối, thường thường công việc đầu tiên mà các công nhân ở đó phải làm là kiểm tra các thùng chứa hàng và số lượng quần áo đã nhận. Ở công đoạn này, tất cả các thùng chứa hàng sẽ được thực hiện việc kiểm tra số lượng qua băng chuyền; trạm này không chỉ kiểm tra số lượng của các thùng chứa hàng và lượng quần áo, mà nó còn xác nhận xem dữ liệu bên trong thùng chứa hàng đã phù hợp với phần thông tin sơ lược của nhãn RFID được dán bên ngoài thùng chứa hàng hay chưa.
Nếu thông tin các mặt hàng quần áo bên trong phù hợp với phần thông tin sơ lược của nhãn RFID được dán lên trên các thùng chứa hàng rồi, thì sau đó thùng chứa hàng này có thể thông qua xưởng băng chuyền và chuyển tới nhà kho.

Tuy nhiên, nếu dữ liệu bên trong các thùng chứa hàng chưa phù hợp với phần thông tin sơ lược trên nhãn RFID được dán bên ngoài thùng chứa hàng; ví dụ, nhãn RFID được dán lên trên thùng chứa hàng cho thấy các thông tin không tương xứng (size: 1S/1M/1L và tất cả chúng đều có màu xanh), trong khi thực tế thùng chứa hàng được đóng gói với các mặt hàng quần áo có size: 1S/2L và chúng đều có màu xanh, lúc đó băng chuyền sẽ báo động và các thông tin không tương xứng với các thùng hàng đó sẽ được lấy ra khỏi băng chuyền và các công nhân cần mở thùng chứa hàng ấy ra và kiểm tra các mặt hàng hóa quần áo ấy bằng tay.

Từ quan điểm của chúng tôi, xưởng băng chuyền này là phù hợp hơn cho các tiến trình kết lưu hàng hóa có qui mô rộng, bởi vì toàn bộ tiến trình này đều là tự động, và chỉ cần một vài công nhân để quan sát và kiểm soát tiến trình này. Đồng thời, nó có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, giúp cho công việc được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác.

2. Trạm cổng nối (Gateway Station)

03: Chúng tôi nghĩ rằng trạm cổng nối cũng có thể được áp dụng tại các trung tâm phân phối, và đây là một lựa chọn lý tưởng cho các trung tâm có quy mô nhỏ. Trạm cổng nối thường được tạo ra cho các mặt hàng váy vóc và các bộ quần áo, cái mà được chuyển tới nhà kho với các móc áo; bằng cách sử dụng trạm cổng nối này, các công nhân có thể tính toán được số lượng mặt hàng quần áo hoặc các bộ đồ một cách nhanh chóng, và bởi vậy các công nhân có thể kết thúc việc vận chuyển hàng hóa tới nhà kho chỉ mất có vài giây.

Thường thường, tại một vài các công ty và nhà kho lớn, họ sẽ sử dụng cả trạm cổng nối và xưởng băng chuyền cùng nhau, để làm cho công việc của họ được gia tăng và đẩy mạnh một cách hiệu quả. Tất cả phần cứng được áp dụng sẽ phụ thuộc cả vào các nhu cầu thực tế của khách hàng.

Phần III. Nhà kho (Warehouse)

04: Có phải tất cả các thùng chứa hàng đã được kiểm tra kỹ lưỡng sau đó sẽ được tiếp tục chuyển tới nhà kho và cửa hàng tại đó, rồi chúng ta chỉ nên đặt chúng lên giá và không phải tiến hành thêm công đoạn kiểm tra nào nữa? Vậy nếu một vài thùng chứa hàng bị thất lạc, các công nhân có thể thông báo sự việc đó kịp thời? Bởi vậy, việc kiểm tra hàng ngày là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Và ở công đoạn này, chúng ta có thể sử dụng trạm di động (Mobile Station) cho công việc kiểm kê hàng hóa tồn kho hàng ngày; thiết bị này có thể di chuyển vòng quanh nhà kho để kiểm tra dữ liệu hàng hóa, và đối với các địa điểm khó khăn trong việc tiếp cận hoặc những nơi mà trạm di động không thể thực hiện công việc, thì các công nhân cũng có thể sử dụng thiết bị đầu đọc cầm tay để đọc dữ liệu. Nó rất dễ và thuận tiện cho việc sử dụng, và có thể biến công việc quản lý nhà kho hàng ngày của bạn trở nên thông minh hơn.

Phần IV. Vận chuyển tới các shop bán lẻ hoặc các địa điểm phân phối

05: Khi hàng hóa được gửi tới các địa điểm phân phối khác nhau hoặc tới các shop bán lẻ, các thùng chứa hàng hoặc các bộ đồ cùng với móc treo đã được vận chuyển ấy cũng vẫn cần kiểm tra thông qua xưởng băng chuyền hoặc trạm cổng nối trước khi thực hiện việc vận chuyển. Thứ nhất, nó có thể tính toán được số lượng hàng hóa vận chuyển nhằm đảm bảo toàn bộ số lượng hàng hóa ấy đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, thông tin về số hàng hóa đang được vận chuyển sẽ được thông báo bởi hệ thống và sau đó được khấu trừ từ hệ thống, bởi vậy các công nhân có thể biết được các mặt hàng nào đã được chuyển đi trong một ngày cụ thể nào sau đó, và kiểm tra hồ sơ để biết thông tin về chúng.

Tất cả các lời dẫn giải phía trên đều dựa trên sự hiểu biết của chúng tôi về công nghệ RFID, và nó chỉ là ý kiến chung, phổ quát để làm rõ việc loại công nghệ này đã được áp dụng trong nền công nghiệp may mặc như thế nào. Dĩ nhiên, có nhiều các sự đổi mới hơn, việc mở rộng hơn các phương thức sản xuất, nhà kho, và việc vận chuyển hàng hóa bán lẻ bằng việc áp dụng công nghệ RFID, và thậm chí tại các shop bán lẻ cũng như cách sử dụng cụ thể, trong khi chúng không bao gồm văn kiện này. Trong khi đó, bạn cũng hãy chia sẻ bất cứ quan điểm, sự hiểu biết hay bất cứ lời khuyên nào cho toàn bộ bài viết này hoặc về công nghệ RFID, và chúng tôi thật sự cảm kích về điều đó bởi nó khiến chúng ta trở nên tốt hơn bằng mọi cách.

Tin khác